Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
* Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mp trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng ĐLTN, KTXH và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.
* Khái niệm phép chiếu hình bản đồ.
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của TĐ lên mp sao cho mỗi điểm trên mặt cong ứng với mỗi điểm trên mp.
Các phép chiếu hình bản đồ: 3 phép chiếu:
- Phép chiếu phương vị.
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.
Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
1) Phương pháp kí hiệu
a) Đối tượng biểu hiện.
Biểu hiện các đtượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên S. Đà…)
b) Các dạng kí hiệu.
- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.
- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.
- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy.
c) Khả năng biểu hiện.
- Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.
2) Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
a) Đối tượng biểu hiện.
- Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng TN& các hiện tượng KTXH trên bản đồ (ví dụ)
+Hiện tượng tự nhiên: Sự di chuyển của gió, bão, các dòng hải lưu
+Hiện tượng KTXH: Sự di chuyển các luồng dân cư, sự v.chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân…
b) Khả năng biểu hiện.
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng của đối tượng di chuyển, tốc độ di chuyển.
- Chất lượng của đối tượng di chuyển.
3) Phương pháp chấm điểm.
a) Đối tượng biểu hiện.
Biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ (ví dụ: Phân bố dân cư, phân bố cây lương thực, đàn gia súc…)
b) Khả năng biểu hiện.
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
- Đặc điểm của đối tượng (ví dụ: chấm đen thể hiện Trâu, chấm vàng thể hiện Bò)
4) Phương pháp bản đồ - biểu đồ
a) Đối tượng biểu hiện.
Thể hiện giá ti tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ = cách dùng các biểu đồ cột đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
b) Khả năng biểu hiện.
- Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.
- Số lượng của đtượng.(cột dài hay ngắn)
- Chất lượng của đối tượng.
- Cấu trúc của đối tượng (VD:sản lượng thuỷ sản đánh bắt và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng)
Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
I) Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
1) Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học tập và rèn luyện các kĩ năng Địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Thông qua bản đồ:
+) Quy mô hình dạng các nước, các châu lục.
+) Sự phân bố dân cư, trung tâm công nghiệp, núi, sông…
+) Vị trí địa lí của đối tượng.
=>Cuốn sách thứ 2 trong học tập địa lí.
2) Trong đời sống
- Được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
+ Bảng chỉ đường.
+ Dự báo thời tiết.
+ Quân sự.
+ Sản xuất: Công nghiệp, Nông nghiệp, GTVT….
II) Sử dụng bản đồ, átlát trong học tập
1) Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập Địa lí trên cơ sở bản đồ.
a) Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).
b) Đọc BĐ phải tìm hiểu tỉ lệ BĐ và kí hiệu trên BĐ.
c) Xác định phương hướng trên BĐ.
d) Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố/ BĐ, átlát.